Bollinger Band là gì? Cách phân tích đầu tư chứng khoán bằng Bollinger Band

Hướng dẫn phân tích đầu tư chứng khoán bằng chỉ báo kỹ thuật Bollinger Band

Bollinger Band là công cụ phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán và các loại hình đầu tư tài chính khác. Bollinger Band được kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn, sử dụng Bollinger Band trong đầu tư chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư phân tích kỹ thuật về biến động giá, và có ý nghĩa rất lớn để nhà đầu tư có quyết định mua, bán  cổ phiếu đúng lúc.

Bollinger Bands được xác định bởi đường trung bình đơn giản ở giữa ( Simple Moving Average), dải trên ( Upper Band) và dải dưới ( Lower Band). Khi thị trường biến động mạnh Bollinger Band sẽ tự điều chỉnh mở rộng và thu hẹp lại khi thị trường đi ngang hoặc biến động nhẹ.

Bollinger Band đã được nghiên cứu và phát triển bởi ông John Bollinger – nhà phân tích kỹ thuật đầu tư nổi tiếng

bollinger-bands-sma20

Đường trung bình ( Moving Average): sử dụng trung bình động của 20 phiên, SMA (20)

Dải trên ( Upper Band): có độ lệch chuẩn là 2 và được tính toán từ dữ liệu giá trung bình của 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA ( 20)

Dải dưới ( Lower Band): dải này có độ lệch chuẩn là 2 và năm dưới đường SMA ( 20)

Xem thêm>>> Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán bằng chỉ báo Ichimoku

Bollinger Band vận động như thế nào và ý nghĩa của chuyển động giá trên dải Bollinger Band

Bollinger Band là một trong những đường chỉ báo nổi tiếng được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Các nhà đầu tư thường cho rằng giá càng vận động đến dải trên của Bollinger Bands, thị trường sẽ xuất hiển điểm QUÁ MUA và giá càng chuyển động đến dải Bollinger Band thấp hơn ( dải phía dưới) thị trường xuất hiển điểm QUÁ BÁN.

Sự siết chặt của dải Bollinger Band

Trong đầu tư chứng khoán khi chúng ta quan sát thấy hiện tượng siết chặt của dải Bollinger Band ( tức là khoảng cách giữa dải Bollinger Band phía trên và dưới siết chặt lại với đường SMA bị thu hẹp)

Khi quan sát thấy dải Bollinger Band siết chặt như vậy tức là cổ phiếu đang tích lũy và ít biến động. Điều này sẽ cho chúng ta chỉ báo kỹ thuật trong vài phiên sắp tới khả năng sẽ giá cổ phiếu sẽ có những phiến biến động mạnh và xuất hiện điểm giao dịch Tốt cho nhà đầu tư.

Khi dải Bollinger Band đã bung rộng ra tại một vị thế giá lên cao, có khả năng biến động giảm xuất hiện. Điều này cho nhà đầu tư thấy điểm bán và nhanh chóng thoát khỏi sự biến động mạnh của giá cổ phiếu.

Xuất hiện sự bứt phá

Quan sát kỹ đồ thì giá chúng ta thấy rằng, khi giá vượt qua dải Bollinger Band trên hay dải dưới thì sẽ xuất hiện sự biến động lớn.

Hầu hết những sai lầm của nhà đầu tư là nhầm tưởng rằng bứt phá cho chúng ta tín hiệu giao dịch, nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng giá chạm dải Bollinger Band hoặc vượt dải Bollinger là tín hiệu mua vào hoặc bán ra.

Sự bứt phá không cho chúng ta thấy được các dấu hiệu về hướng và mức độ di chuyển giá trong thời gian tới.

hpg bollinger istok

Điểm hạn chế khi dùng Bollinger Bands phân tích cổ phiếu

Bollinger Band chỉ là chỉ báo kỹ thuật cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về sự chuyển động của giá trong một khoảng thời gian cụ thể.

Bollinger Bands không phải là chỉ báo hoạt động độc lập, khi sử dụng dải Bollinger Band để phân tích đầu tư, thì tác giả John Bollinger, người phát minh ra dải Bollinger đã khuyên chúng ta nên sử dụng kèm với 2 hoặc 3 chỉ số tương quan khác để cung cấp tín hiệu chuyển động giá thị trường trực tiếp và rõ ràng hơn.

Việc sử dụng các chỉ số dựa trên các dữ liệu khác nhau rất quan trọng, một số chỉ số MACD, RSI có thể sử dụng kết hợp với Bollinger Band

Phương pháp dùng Bollinger Band để phân tích cổ phiếu, đầu tư hiệu quả: >>Xem tiếp<<

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo