Cách phân tích báo cáo tài chính đầu tư cổ phiếu | Hướng dẫn đầu tư

Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính giúp đầu tư chứng khoán hiệu quả

Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà đầy tư có cái nhìn tổng quan về Công ty. Định hướng mục tiêu đầu tư cổ phiếu hiệu quả

Để đầu tư chứng khoán hiệu quả thì việc phân tích hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp rất quan trọng. Điều này giúp nhà đầu tư nắm bắt được tình hình kinh doanh, giúp đánh giá năng lực của Doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính của Doanh nghiệp rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về Doanh nghiệp mình đầu tư.

Phân tích báo cáo tài chính đầu tư chứng khoán
Phân tích báo cáo tài chính đầu tư chứng khoán

Khi tham gia đầu tư chứng khoán. Ngoài việc phân tích kỹ thuật về giá cổ phiếu, thì phân tích báo cáo tài chính là một trong những yếu tố then chốt giúp nhà đầu tư có thể mua bán và tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán hiệu quả.

>>Xem tiếp>> Cách đầu tư chứng khoán hiệu quả. 7 phương pháp đầu tư thông minh

Để phân tích báo cáo tài chính hỗ trợ đầu tư chứng khoán hiệu quả. ISTOK hướng dẫn Nhà đầu tư cách phân tích báo cáo tài chính và cách đọc hiểu nội dung báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm quyết toán hàng quý, hàng năm đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính phản ảnh các hoạt động liên quan đến tài chính: Báo cáo doanh thu, lợi nhuận ròng, các khoản nợ phải trả, hàng tồn kho, hoặc tài sản của Doanh nghiệp nắm giữ…

Kỳ báo cáo tài chính được lập hàng quý, hàng năm ( xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ )

Báo cáo tài chính gồm các loại báo cáo sau:

  1. Báo cáo của Ban giám đốc
  2. Bảng cân đối kế toán
  3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  4. Thuyết minh báo cáo tài chính hoạt động của công ty
  5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  6. Báo cáo kiểm toán độc lập

Những vấn đề cần lưu tâm khi đọc và phân tích báo cáo tài chính đầu tư cổ phiếu:

Phần 1: Đọc, xem xét ý kiến của Công ty kiểm toán độc lập, ý kiến kiểm duyệt của kiểm toán viên

Đối với báo cáo tài chình sau khi lập ra cần có bên kiểm toán kiểm tra lại tính trung thực của báo cáo xem báo cáo đã lập đúng hay chưa. Hoặc còn thiếu sót. Vì vậy ý kiến đánh giá của bên kiểm toán là rất quan trọng. Thể hiện tính minh bạch của báo cáo đã lập.

Kiểm toán độc lập là đơn vị đại diện thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp lý của số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của Doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả kiểm toán đưa ra những kết luận đánh giá tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán và hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp

Vì vậy báo cáo kiểm toán, xem xét ý kiến của kiểm toán viên là rất quan trong trong phân tích đầu tư cổ phiếu.

Ý kiến kiểm duyệt của kiểm toán viên có 4 mức độ:

  1. Chấp nhận toàn phần
  2. Không chấp nhận
  3. Từ chối
  4. Ngoại trừ
Ý Kiến Của Kiểm Toán Về Báo Cáo Tài Chính Công Ty
Ý Kiến Của Kiểm Toán Về Báo Cáo Tài Chính Công Ty

Khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư xem xét ý kiến đánh giá của kiểm toán viên. Nếu ý kiến kiểm toán đưa ra: “ Chấp nhận toàn phần” thì đây là một điểm + để nhà đầu tư lưu tâm và có thể sử dụng phân tích đầu tư chứng khoán.

Ý Kiến Phân Tích Của Kiểm Toán
Ý Kiến Phân Tích Của Kiểm Toán

Ý kiến “ Chấp nhận toàn phần” của kiểm toán viên về BCTC sẽ phản ánh tính trung thực, hợp lý.

Nếu trường hợp kiểm toán viên đưa ra ý kiến “ Từ chối” BCTC của công ty thì nhà đầu tư nên xem xét lại về doanh nghiệp. Và không đầu tư vào doanh nghiệp đó nữa.

Phần 2: Đọc, hiểu bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp

Để hiểu được bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần tìm hiểu bảng cân đối kế toán gồm những gì và nó thể hiện được điều gì?

Qua bảng cân đối kế toán nhà đầu tư nắm bắt được tình hình tài chính của Doanh nghiệp tại một thời điểm trong kỳ kế toán.

Bảng cân đối kế toán bao gồm phần: Tài sản và nguồn vốn

Nguyên tắc chung khi quan sát trong bảng cân đối kế toán.Nhà đầu tư để ý chỉ tiêu TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tài sản: là phần sở hữu của Doanh nghiệp, điều kiền cần để doanh nghiệp tạo ra dòng doanh thu cho doanh nghiệp

Tài sản được phân ra làm 2 loại: Tài sản dài hạn và Tài sản ngắn hạn

Phân tích đầu tư cổ phiếu: Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là những tài sản được tính chu kỳ sử dụng trong vòng 1 năm.

Tài sản ngắn hạn bao gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền:

  •  Chỉ tiêu này luôn phải là số dương. Đây là chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của Doanh nghiệp, Cty làm ăn có lãi, lợi nhuận cao thì dòng tiền thu về lớn.  ( Nắm bắt cách phân tích báo cáo tài chính đầu tư cổ phiếu hiệu quả)
  • Các khoản phải thu:

  • Đây là dòng tiền đầu tư của Doanh nghiệp, sản phẩm bán cho khách hàng nhưng chưa thu tiền. Trong đầu tư chứng khoán khi Doanh nghiệp có các khoản phải thu lớn thì nhà đầu tư nên xem xét vì sao dòng tiền tồn đọng trong khoản phải thu quá lớn như thế. (Mặc dù có khi bán hàng đôi khi vẫn phải cho khách hàng thiếu nợ, nhưng khoản phải thu quá lớn thì Cty sẽ thiếu vốn đầu tư => sức tăng trưởng của Doanh nghiệp sẽ chậm. Nhà đầu tư cân nhắc xem xét lại khi đầu tư). Phân tích đầu tư – Những chỉ tiêu trong báo cáo tài chính cần phân tích
  • Hàng tồn kho:

  • Đây là sản phẩm của công ty sản xuất ra: Nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa…Hàng hóa bán ra được nhiều thì công ty thu được lợi nhuận lớn để tái đầu tư. Nhung nếu Doanh nghiệp có tỷ lệ hàng tồn kho quá lớn thì nhà đầu tư cũng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng khi đầu tư vào Doanh nghiệp này.

Tùy thuộc vào từng Doanh nghiệp mà tỷ trong phân bổ hàng tồn kho khác nhau.

>>Xem tiếp>> Hướng dẫn đầu

Phân tích đầu tư chứng khoán: Mục tài sản dài hạn

Đây là tài sản có thời gian khấu hao trên 1 năm

Tài sản dài hạn bao gồm:

Tài sản cố định hữu hình ( Máy móc, thiết bị, nhà xưởng…)

Tài sản cố định vô hình (Văn bằng sáng chế, bản quyền về sản phẩm, phát minh…)

Phân tích báo cáo tài chính: Mục Nợ phải trả

Nợ phải trả phản ánh nguồn hình thành tài sản của Doanh nghiệp. Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường các Doanh nghiệp thường tạo ra dòng tiền từ nguồn vốn đi vay. Vay tiền tăng ngân sách đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của Doanh nghiệp.

Khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư theo dõi Doanh nghiệp sử dụng vốn vay hợp lý sẽ tạo ra lợi nhuận và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của Công ty. Ngược lại nếu Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đi vay ngắn hạn để tài trợ đầu tư các dự án dài hạn thì không hợp lý. Lúc này nhà đầu tư nên sớm thoát vốn khỏi Doanh nghiệp này.

Nợ phải trả bao gồm các khoản mục:

  • Phải trả người bán
  • Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước.
  • Vay nợ ngắn hạn hoặc dài hạn: Mục này khi đầu tư cổ phiếu, phân tích báo cáo tài chính nhà đầu tư nên quan tâm xem Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay vào mục đích gì để đánh giá mức hiệu quả sử dụng vốn, mức tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai.

Phân tích báo cáo tài chính: Mục Vốn chủ sở hữu

Vốn góp của chủ sở hữu: Đây là dòng tiền góp vốn của nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức, dòng vốn mạnh giúp Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. => Tạo ra giá trị tăng trưởng trong tương lai.

Với chỉ tiêu này khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư tìm hiểu xem nguồn vốn Doanh nghiệp được hình thành. Và quan sát tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư đánh giá mức hiệu quả sử dụng vốn để có quyết định đầu tư hợp lý.

 

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo