Hướng dẫn Cách xem bảng giá chứng khoán

Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán Việt Nam – Giao dịch mua/bán cổ phiếu

Đối với các bạn mới tham gia đầu tư chứng khoán Việt Nam thì việc đọc, hiểu nội dung bảng giá chứng khoán là một trong những bài học cơ bản và cần thiết để tham gia mua bán cổ phiếu, để giao dịch chứng khoán thuận lợi thì qua bài viết này nhà đầu tư có thể nắm bắt tổng quan về cách xem bảng giá chứng khoán và các thông tin chi tiết trên bảng giá chứng khoán để mua bán cổ phiếu nhanh chóng.

Một số thông tin cơ bản trên bảng giá chứng khoán khách hàng cần xem:

Bảng giá chứng khoán hiện nay có 3 bảng giá ghi nhận niêm yết cổ phiếu của các công ty đại chúng:

  1. Bảng giá chứng khoán sàn HOSE ( Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM)
  2. Bảng giá chứng khoán sàn HNX ( Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)
  3. Bảng giá chứng khoán sàn Upcom – là bảng giá chứng khoán, giá cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết ( là sàn giao dịch trung chuyển, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty cổ phần chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán)
Bang-gia-ck-istok
Bảng giá chứng khoán khách hàng có thể tham khảo

>>Xem thêm<< Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPS Online

>>Xem thêm << Mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Chứng khoán Techcombank -TCBS

Các thuật ngữ và ký hiệu trên bảng giá chứng khoán

  1. Cột mã chứng khoán ( Mã cổ phiếu)

Mội một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đều có mã riêng được ủy ban chứng khoán nhà nước cấp, mã này thường có 3 ký tự, có thể là chữ hoặc chữ và số. Để cho dễ nhớ thì những mã này thường được UBCKN cấp với tên viết tắt của công ty đó.

Ví dụ Một số mã cổ phiếu:

Mã VNM – Công ty cổ phần sữa Việt Nam –Vinamilk  ( Niêm yết trên sàn HOSE)

Mã BID – Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV  ( Niêm yết trên sàn HOSE)

Mã TCB – Ngân hàng TMCP kỹ thương – Techcombank  ( Niêm yết trên sàn HOSE)

Mã FPT – Công ty cổ phần FPT ( Niêm yết trên sàn HOSE)

Mã BSR – Công ty CP lọc hóa dầu Bình Sơn

  1. Giá tham chiếu (TC) – Giá đóng cửa gần nhất – Giá biểu thị bằng màu vàng

Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất ngày hôm trước. Giá tham chiếu được sử dụng là cơ sở giao dịch, căn cứ để tính Giá trần hoặc giá sàn của phiên giao dịch hiện tại.

Giá tham chiếu tại sàn Upcom thì được tính bằng giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

Trên bảng giá chứng khoán nhà đầu tư thường thấy giá tham chiếu xuất hiện màu vàng – Thường là đứng giá ( nếu trong phiên không tăng hoặc không giảm)

Cách xem bảng giá chứng khoán – quý nhà đầu tư tìm hiểu thêm một số tiêu chí sau trên bảng giá chứng khoán:

  1. Giá trần – Giá biểu thị bằng màu tím

Giá trần là mức giá trong phiên giao dịch cổ phiếu có thể biến động tăng đạt mức tối đa, lúc này nhà đầu tư theo dõi thêm diễn biễn thị trường và có thể đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu tại mức giá tăng kịch trần này

  • Sàn HNX: mức giá trần tối đa tăng +10%
  • Sàn HOSE: mức giá trần tăng tối đa +7%
  • Sàn Upcom: mức giá trần tăng tối đa +15%  so với giá bình quân phiên giao dịch liền kề trước đó
  1. Gía sàn – Giá biểu thị bằng màu xanh lam

Ngược lại với mức giá trần là giá sàn: Giá sàn là mức giảm thấp nhất so với giá tham chiếu, tại mức giá này các bạn có thể đặt mua tại vị thế giá rẻ nhất trong phiên giao dịch hoặc bán cổ phiếu

  • Sàn HNX: mức giá trần tối đa giảm -10%
  • Sàn HOSE: mức giá trần giảm tối đa -7%
  • Sàn Upcom: mức giá trần giảm tối đa -15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền kề trước đó
  1. Giá màu xanh lá cây: Biểu thị giá tăng những chưa đạt mức giá kịch trần
  2. Giá màu đỏ: biểu thị giá giảm, chưa đến mức giảm sàn
  3. Khối lượng khớp lệnh ( Tổng KL)

Đối với giao dịch cổ phiếu, khi nhà đầu tư nhìn qua cột này ( Tổng khối lượng) sẽ nắm bắt được tính thanh khoản của cổ phiếu trong phiên giao dịch.

Tổng KL: nghĩa là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong phiên ngày hôm đó

  1. Bên mua

Thông thường trên bảng giá chứng khoán Việt Nam sẽ có 3 cột chờ mua, một cột được thể hiện giá mua và khối lượng mua và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

  • Giá 1, KL1:  thể hiện mức giá đang đặt mua cao nhất và khối lượng đặt mua tương ứng
  • Giá 2, KL2:  thể hiện mức giá đang đặt mua cao thứ 2 và khối lượng đặt mua tương ứng, lệnh đặt mua tại mức Giá 2 được ưu tiên sau lệnh đặt mua mức Giá 1.
  • Giá 3, KL3: đây là mức giá có độ ưu tiên đặt mua sau mức Giá 2 và được thể hiện mức giá đặt mua cao thứ 3 và khối lượng tương ứng
  1. Bên bán

Tương tự với cột bên mua, thì cột bên bán cũng có 3 cột giá: Giá 1, Giá 2, và Giá 3 với các khối lượng bán tương ứng với từng mức giá

  • Giá 1, KL1:  thể hiện mức giá đang đặt bán thấp nhất và khối lượng đặt mua tương ứng
  • Giá 2, KL2:  thể hiện mức giá đang đặt bán cao thứ 2 và khối lượng đặt mua tương ứng, lệnh đặt mua tại mức Giá 2 được ưu tiên sau lệnh đặt mua mức Giá 1.
  • Giá 3, KL3: đây là mức giá có độ ưu tiên đặt bán sau mức Giá 2
  1. Khớp lệnh

Đây là mức giá nhà đầu tư chấp nhận mua cổ phiếu với mức giá bên bán đang chào bán ( Không cần chờ lệnh mà sẽ trực tiếp vào mua với mức giá đang chào bán.

Đồng nghĩa với bên mua thì bên bán cũng chấp nhận bán cổ phiếu tại mức giá bên mua đang chờ mua.

Giá: đây là giá khớp trong phiên hoặc giá cuối ngày

KL: cột khối lượng thể hiện khối lượng cổ phiếu đã giao dịch khớp lệnh với mức giá tương ứng.

Cột “+/-“ : đây là cột mức giá tăng hoặc giảm so với giá tham chiếu trong phiên giao dịch

  1. Cột dư mua/ Dư bán

Trong phiên giao dịch khớp lệnh liên tục: Dư mua/Dư bán thể hiện khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp lệnh.

Kết thúc phiên giao dịch trong ngày: Dư mua/Dư bán thể hiện khối lượng cổ phiếu không khớp lệnh trong ngày

  1. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài mua hoặc bán ( ĐTNN Bán/Mua)

Đây là cột biểu thị số lượng cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài giao dịch đặt mua hoăc bán

  1. Các chỉ số thị trường 

Vn-index: đây là chỉ số biểu thị sự biến động giá của thị trường ( Bao gồm tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE))

VN30- Index: là chỉ số của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE, là tập hợp các công ty có giá trị vốn hóa lớn và có sức ảnh hưởng lớn, có mức thanh khoản hàng đầu và đáp ứng được các tiêu chí chọn lọc của sàn HOSE

Chỉ số HNX –Index: đây là chỉ số thể hiện sự biến động giá chung của các cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX)

Chỉ số HNX30 –Index: chỉ số gá của 30 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và đã được chọn lọc, các công ty đáp ứng đủ điều kiện của sàn HNX

VNX AllShare: đây là chỉ số biến động giá của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên cả 2 sàn HNX và HOSE

Upcom: thể hiện sự biến động giá của các công ty niêm yết trên sàn Upcom

Trên đây là nội dung chi tiết hường dẫn Cách xem bảng giá chứng khoán Việt Nam. Chúc quý nhà đầu tư thành công

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo